Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Dự đoán 2015 - Góc nhìn phong thủy

At Mui

Ất Mùi 2015 với sự xung đột Ất Mộc Mùi Thổ hứa hẹn sẽ có nhiều xung khắc hơn. Hành Mộc mạnh hơn sẽ khắc chế Thổ khiến thị trường BĐS sẽ không mang nhiều sự ấm áp lắm trong khoảng đầu và giữa năm. Ất là hành Mộc yếu tượng trưng cho cây cỏ, hoa lá. Mùi là Thổ chứa đựng ẩn tàng hành Thổ, Hỏa và Mộc.

Tuy nhiên càng gần đến cuối năm khi mà Ất Mộc đã bị suy yếu thì Thổ mới vùng dậy được mà khiến thị trường BĐS ấm dần lên, chuẩn bị cho sốt nóng vào 2016 – Bính Thân với hành Hỏa bùng cháy. Nếu ai có muốn gom hàng đất đai, nhà cửa gì thì có thể gom dần để chuẩn bị cho cuối 2015.
Vào cuối 2015 BDS dễ có cơ hội tăng trưởng
Vào cuối 2015 BDS dễ có cơ hội tăng trưởng
Năm nay hoàn toàn không có Kim hay Thủy. Do đó những ai có ngày sinh là Giáp, Ất hoặc Mậu, Kỷ sẽ tốt hơn trong năm 2015. Những người bị thiếu Kim sẽ phải đợi sang 2016 thì mới tốt hơn.

Vì là năm có nhiều hành Âm, theo quẻ Dịch thì được quẻ là Tốn Khôn. Tốn tượng trưng cho gió thổi tự do trên mặt đất, có quyền năng mãnh liệt. Khôn tượng trưng cho đất hiền lành chịu đựng. Vì là năm thiếu Kim Thủy nên đất này là đất khô, không ẩm ướt, lại gặp gió hanh khô nên lại càng dễ nứt nẻ. Tượng trưng cho việc lãnh đạo phía trên sẽ nắm quyền, ra nhiều quyết sách làm khó cho người dân, người dân ở nhiều nơi trên thế giới sẽ dễ bị tổn thương, dồn vào đường cùng. Nếu lãnh đạo là người biết đi nhiều, vi hành nhiều để quan sát, học hỏi tựa như cơn gió thì người dân còn được chút hạnh phúc. Nhược bằng chỉ muốn như cơn bão càn quét qua vùng đất trống, bằng phẳng thì tự nhiên sức mạnh cũng dễ tiêu tan.

gio tren sa mac

Theo HKDQ thì Ất Mùi tượng quẻ Sơn Lôi Di. Chứa đựng 2 hào Dương, 4 hào Âm điềm báo thời tiết khô hạn, bão lũ sẽ tràn lan, nhiều xung đột chính trị sẽ xảy ra khắp thế giới.
Tranh cãi giữa các quốc gia
Tranh cãi giữa các quốc gia
Những xung đột đó đều sẽ bắt nguồn từ việc khẩu chiến giữa các quốc gia do sao 3 Lộc Tồn chủ gây hấn, cãi vã tạo ra. Trong năm 2015 thì sao 3 nhập trung cung, tức Mộc 3 gặp Trung Thổ nên cũng là tượng Mộc khắc Thổ mà khiến cho mọi việc trong năm sau không suôn sẻ, bất hòa giữa các quốc gia leo thang. Nhưng cũng là vì hành Âm nên sự cạnh tranh, dồn ép này sẽ là ngấm ngầm, chiến tranh lạnh chứ không dễ xảy ra khói lửa, chiến tranh như năm Giáp Ngọ Hỏa khí tràn ngập vừa qua.

Nếu nhìn vào tình hình thế giới đó là việc Nga và Phương Tây bao vây cấm vận kinh tế lẫn nhau.
gia vang

Vì thiếu Kim và Thủy nên dự báo giá vàng thế giới sẽ khó lấy lại được đà tăng trưởng. Một trong những yếu tố khiến giá vàng tăng cao thường là tâm lý lo sợ trước bất ổn chính trị nhưng năm 2015 lại là năm Ất Mùi. Mùi là con Dê, con Cừu tượng trưng cho động vật hiền dịu, ít gây hấn và mạnh mẽ như ngựa của Giáp Ngọ 2014. Do đó những bất ổn chính trị tuy vẫn tiếp tục diễn ra nhưng nhìn chung là không quá nặng nề, mang tính bạo lực như năm Giáp Ngọ mà sẽ thiên về âm thầm, căng thẳng, đấu trí nhiều hơn.
kinh te MyMới đây nền kinh tế Mỹ có nhiều khởi sắc, lấy lại niềm tin tiêu dùng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây khiến triển vọng kinh tế toàn cầu, các nước có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ sẽ sáng sủa lâu dài. Vì niềm tin vào đồng dollar đã quay trở lại khiến cho việc các quỹ đầu cơ hedge fund sẽ không còn cơ hội để đẩy giá vàng lên cao do dựa vào tâm lý ngại nắm giữ đồng tiền của công dân.
dau thoThủy cũng sẽ yếu tức giá dầu thô, xăng dầu sẽ không thể ở mức cao và sẽ bình bình. Đây có thể là 1 thiệt hại đáng kể cho nước Nga và các quốc gia xuất khẩu dầu thô. Trong các quốc gia mà ngân sách phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu thô có Việt Nam. Nếu giá dầu giảm 1 dollar thì nguồn thu ngân sách sẽ gặp nhiều thách thức, dẫn đến nhà nước sẽ đặt trọng tâm thu thuế ở nhiều ngành khác để bù đắp. Tuy nhiên nếu xét theo khía cạnh xã hội rộng thì việc giá xăng, dầu DO ở mức không quá cao có thể sẽ giúp kéo giảm lạm phát, làm người dân đỡ nghẹt thở hơn vì mức sinh hoạt phí liên tục tăng trong nhiều năm qua. Đó có thể là hy vọng tốt cho người dân.
Master Nguyễn Thành Phương

Nhìn lại 2014 dưới góc nhìn Phong Thủy

Năm 2014 khép lại là một năm đầy những biến động, tai họa do con người gây ra trên thế giới.

Giáp Mộc tiếp Ngọ Hỏa nên đám cháy bừng lên dữ dội. Hỏa cực vượng do Mộc sinh trợ là Thiên Can giúp Địa Chi cháy tượng trưng cho Hỏa từ dưới đất bùng lên đốt nhiên liệu Mộc trên cao. Nguyên lý của Hỏa là lửa mạnh từ Địa (Chi) bốc lên cao, nên càng làm tổn hại Thiên (Can).

Thiên là tượng quẻ Càn Kim, Hỏa vượng thì Kim suy do Hỏa khắc Kim nên tai họa ngành hàng không xảy ra liên tiếp. 1 năm hy hữu với hàng loạt sự cố hàng không từ Tây sang Ta, mà nổi đình đám nhất là 2 vụ MH17 và MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Hàng không Malaysia Airlines của quốc gia Malaysia theo chữ Hán dịch âm là Mã Lai Tây Á. Mã chính là Ngọ ngựa (Ngọ chính là Địa Chi hành Hỏa) trong tiếng Hoa. Trùng hợp hay vô tình khi “Mã Lai Tây” dịch theo tiếng Hoa chính là “Hỏa đến gặp Kim” (Kim ở Tây Dậu, trong tiếng Hán thì chữ Dậu hành Kim và phương Tây cũng đều hành Kim và 2 chữ này viết giống nhau)? Như vậy khoa Tính Danh học của người Trung Quốc phải chăng là trùng hợp hay là có sự ứng nghiệm?

Hỏa quá vượng khiến tai họa cháy nổ xảy ra khắp nơi cùng với việc sao Cửu Tử Hỏa Tinh chiếu đến phương Bắc. Phương Bắc Thủy vượng mà tại sao lại xảy ra việc cháy nổ? Nếu như chỉ nhìn nhận đơn giản như vậy sẽ không hiểu 1 điều rằng Thủy có thể đại diện cho cả rượu, cồn, xăng, dầu...chứ không chỉ là nước như Thủy khắc Hỏa thường được người ta nhắc đến. (Tại sao các công ty xăng dầu như PetroVietnam, Petrolimex lại chọn màu xanh dương Thủy chủ đạo? Không chỉ là vì dầu thô được khai thác từ biển!)

Do Thủy trong trường hợp này sinh Hỏa nên năm nay càng về cuối năm thì giá dầu lại rớt giá thê thảm. Putin ngỡ rằng có thể dùng chiêu bài dầu thô để cải thiện kinh tế Nga thì lại thất vọng ghê gớm khi giá dầu thô quay đầu đi xuống. Đó là do Hỏa quá vượng đốt cháy sức mạnh của Thủy, bao nhiêu xăng dầu thì đều bị sức nóng của Hỏa uy hiếp.


Hỏa vượng còn khiến Kim bị suy yếu. Vì Tân Kim tượng trưng cho kim loại, vàng bạc trang sức nên với sự hiện diện của Giáp Mộc mạnh mẽ, Ngọ Hỏa bừng bừng nên Kim không thể khắc chế Mộc, ngược lại còn bị Hỏa nung khiến giá vàng bạc bị rớt nhiều.

...còn tiếp

Lớp học “Chọn Ngày Giờ Cá Nhân” (ngày 29,30/12/2014 DL)

baby bornWedding Date
Bạn sẽ được học:
  1. Nguyên lý chung để xem lịch và chọn ngày giờ tốt
  2. Ý nghĩa thật sự của 12 Trực và 28 Sao? 12 Trực hay 28 Sao quan trọng hơn?
  3. Trong số 200 – 300 Thần Sát thì những Thần Sát chúng ta nên sử dụng?
  4. Ngày cưới tốt là ngày nào? Ngày tổ chức tiệc cưới? Ngày vu quy? Ngày tân hôn? Ngày đăng ký kết hôn? Ngày làm lễ trong nhà thờ?
  5. Ngày nào là ngày tỏ tình tốt? Ngày cầu hôn, ngày đám hỏi và ngày cưới nên chọn khác nhau ra sao?
  6. Tại sao bạn vào làm ở 1 công ty suốt 10 năm mà không đổi công việc? Tại sao ngày bạn chọn nhậm chức lại khiến bạn phải chịu stress, áp lực gấp đôi trước kia?
  7. Ngày trực Bình là tốt hay xấu? Ngày trực Khai thật sự là tốt hay xấu?
  8. Bạn nghĩ ly dị, chia tay, tuyên bố phá sản có cần chọn ngày tốt không? Hay chọn ngày xấu?
  9. Ngày nào là Cực Xấu trong năm 2015? Ngày nào nên mua nhà, đất?
  10. Ngày nào nên đi khám bệnh? Ngày nào tránh nộp giấy tờ, xin phép, công chứng?
  11. Nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của phương pháp “Lữ Tài Hiệp Hôn”
  12. Bản dịch nguyên gốc của “Đổng Công Tuyển Nhật Yếu Lãm”
  13. Lá số của bạn có thể xuất ngoại, đi xa định cư?
  14. Những hướng nhà nào xấu tốt trong năm sau? Tháng nào có thể xây nhà hướng Nam tốt? Tại sao?
  15. .....
Sau khi học xong, bạn sẽ có khả năng:
  • Tránh né những ngày xấu trong năm 2015
  • Chọn những ngày tốt cho những việc quan trọng: ký hợp đồng, gặp khách hàng, xin tài trợ, bán hàng, kết bạn, cầu hôn, đám cưới, hỏi, ly hôn, mua đất đai nhà cửa....cho bản thân, bạn bè hoặc người thân.
  • Lập được 1 quyển lịch riêng 2015 có ngày giờ tốt xấu theo lá số của chính bản thân mình.
Lịch học:
Ngày 29/12/2014: Lý thuyết - sáng (8h30 – 11h30), chiều (13h – 16h)
Ngày 30/12/2014: Thực hành - sáng (8h30 – 11h30), chiều (13h – 16h)
Đối tượng:
  • Những người yêu thích, quan tâm đã nghiên cứu Trạch Nhật từ trước
  • Những người chưa biết gì về Chọn Ngày Giờ nhưng yêu thích tìm hiểu
Học phí: 1.300.000 đ (tặng kèm lịch Vạn Sự 2015, lịch Âm Dương Ngũ Hành 2015 – 2017, lịch Huyền Không Đại Quái & Kỳ Môn Độn Giáp 2015)

Đăng ký qua phongthuytuongminh@gmail.com 

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Ý tưởng cho khóa học "Xem Tính Cách Qua Lá Số" - 1 ngày

Phương đang cân nhắc mở 1 lớp học "Hiểu Mình & Hiểu Người" (hoặc "Chọn bạn đời qua lá số vận mệnh") kéo dài 1-2 ngày vì cảm thấy nhu cầu cần xem Tử Vi khá nhiều mà công việc này làm mình mất nhiều thời gian.

Mục đích:
- Giúp bạn hiểu rõ tính cách, quan điểm sống của chính bản thân.
- Giúp bạn hiểu rõ tính cách, quan điểm sống của người xung quanh (bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, người yêu, bạn đời tương lai)
- Chọn lựa người phù hợp với bản thân trong công việc, hợp tác, các mối quan hệ...

Trọng tâm khóa học:
_ Có thể nghiêng về việc để giúp các bạn nam hay nữ chọn lựa người bạn đời lý tưởng trong số những "ứng cử viên". Hoặc giúp bạn trải qua cuộc sống hôn nhân suôn sẻ hơn, thấu hiểu người bạn đời nhiều hơn.
- Có thể nghiêng về việc giúp bạn hiểu những người xung quanh nhiều hơn, không hẳn tập trung về tình yêu nam nữ, vợ chồng.

Sơ lược ý tưởng là vậy. Hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp, có thể gửi comment ngay dưới đây hoặc gửi mail về: phongthuytuongminh@gmail.com

Bạn có thích tham gia 1 lớp học tương tự như vậy? Nếu bạn thích tìm hiểu về Tử Vi, Bát Tự thì mục đích chính của bạn là gì? Những ý kiến hay sẽ được tài trợ học bổng tham dự khóa học đầu tiên tại SG.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Khóa học Phong Thủy Nhà Phố & Căn Hộ Chung Cư (TPHCM, ngày 20-21/12/2014)

Chỉ cần 5 phút đứng trước căn nhà này, bạn sẽ biết căn nhà tốt hay xấu?
Chỉ cần 5 phút đứng trước căn nhà này, bạn sẽ biết căn nhà tốt hay xấu?
Khóa học Phong Thủy Nhà Phố & Căn Hộ Chung Cư là khóa học trong 2 ngày được thiết kế phù hợp cho nhu cầu cần xem xét, chọn mua, bố trí nhà ở căn hộ theo phong thủy của đa số người dân hiện nay.

Với phương pháp giảng dạy hệ thống, logic, chú trọng đến ứng dụng, thực hành tại Phong Thủy Tường Minh, chỉ cần thời gian 16 tiếng là các bạn có thể tự tin sử dụng kiến thức phong thủy đã học để xem xét nguyên nhân những chuyện tốt xấu xảy ra cho chính căn nhà của mình và thực hiện những thay đổi cần thiết để giải quyết đến 80% các trường hợp nhà phố, chung cư.

Thời gian ngắn phù hợp cho những người phải đi làm và chỉ rảnh rỗi vào 2 ngày cuối tuần. Chúng tôi rút gọn thời gian học bằng cách chỉ tập trung vào việc giảng giải sơ lược các nguyên lý căn bản và nhanh chóng cung cấp cho các bạn công cụ chuyên nghiệp và hướng dẫn cách thực hành. .

Tuy nói là thời gian ngắn, nhưng chúng tôi không bao giờ chấp nhận việc giảng dạy qua loa, hay giảng dạy những kiến thức không phải do người chuyên nghiệp sử dụng. Có nhiều thầy phong thủy quan niệm những khóa học, hội thảo ngắn chỉ nhằm mục đích PR bản thân do đó họ chỉ dạy những kiến thức sơ đẳng và giữ lại những kiến thức chuyên nghiệp. Chúng tôi không bao giờ làm như vậy. Chúng tôi mong muốn các bạn có khả năng tự xem xét và thực hành phong thủy cho chính mình chứ không phải phụ thuộc nhiều vào các thầy phong thủy như vậy.

Các bạn sẽ được học những kiến thức tinh, chắt lọc, tóm gọn từ nhiều khóa học vài ngàn đô mà chúng tôi đã học hỏi ở các nước Châu Á như Singapore, Malaysia, HongKong. Kiến thức tiếp nhận được sẽ đủ để các bạn ứng dụng vào ngôi nhà của chính mình nhằm thay đổi cuộc sống của gia đình mình tốt đẹp hơn.

Sau khi học xong khóa học, đối với những bạn mong muốn có nhiều thời gian hơn để thông hiểu các nguyên lý cơ bản và cao cấp có thể đăng ký học lớp “Phong Thủy Tam Nguyên Thực Hành” và “Huyền Không Phi Tinh Cao Cấp”.

Điều kiện để tham gia lớp:
o Tất cả những ai chưa biết gì vê Phong Thủy hay đã nghiên cứu Phong Thủy trong nhiều năm nhưng vẫn không tự tin khi thực hành Phong Thủy.
o Tất cả những ai mong muốn sử dụng Phong Thủy để sàng lọc, chọn mua, xây những căn nhà tốt, hợp Phong Thủy.

Ngày học : 2 ngày (20 & 21/12/2014). Sáng: 8 - 12h trưa, Chiều: 13h30 - 17h chiều.

Địa chỉ: An Dương Vương, P16, Q8, TPHCM
Ngày đầu tiên: học và nắm vững kiến thức về Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh
Ngày cuối cùng: học về thực hành thông qua khảo sát phong thủy tại nhà phố, biệt thự, căn hộ chung cư, trung tâm thương mại...tại Quận 7, khu vực Phú Mỹ Hưng TPHCM.

Học phí: 1.500.000

Nội dung khóa học:
- Giới thiệu căn bản về Phong Thủy
- Các lý thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Sơn Thủy
- Ứng dụng xét chọn địa hình thích hợp xung quanh căn nhà
- Ảnh hưởng của những địa hình tự nhiên: sông, núi, ao, hồ và những địa hình nhân tạo: đường xá, cầu, nhà cao tầng, trạm biến thế, cột điện, nghĩa trang, …
- Xét chọn địa hình bên trong căn nhà (cửa, cổng, nhà lệch tầng, cầu thang, bếp, phòng ngủ, giường ngủ, phòng làm việc, bàn làm việc…)
- Xét chọn mức độ phù hợp giữa hướng nhà và tuổi của gia chủ
- Cách sửa chửa, bố trí những vật dụng quan trọng trong căn nhà, những vật dụng không quan trọng trong căn nhà.
Đăng ký học vui lòng liên hệ qua email: phongthuytuongminh@gmail.com hoặc điện thoại: 0988996354 (Phương)

Master Nguyễn Thành Phương
www.phongthuytuongminh.com

Âm Trạch – Tại sao lại đặt mộ ở ruộng? Vì sao con gái miền Tây dễ sa ngã

Từ xưa đến nay người ta hay nghe câu “Mèo mả gà đồng”. Trong suy nghĩ của mọi người thì câu này ám chỉ việc vụng trộm trai gái, quan hệ không chính đáng giữa nam và nữ. Thực ra câu này là 1 trong những khẩu quyết cho việc chọn đất làm âm trạch và dương trạch.
Thịt gì ngon nhất và con người thường ăn nhất? Thịt gà, heo (lợn). Những con vật này đồng Dương Khí với con người nên là loại thực phẩm con người dễ dung nạp nhất. Và những nơi nào các con vật này sinh sống được thì con người cũng sinh sống được, làm nhà cửa sinh hoạt, ngủ nghỉ, học tập làm việc. Đó chính là nơi Đồng Bằng. Gà sống ở Đồng Bằng thì sống khỏe, sống tốt nên con người cũng thích ứng tương tự nên phù hợp với đất Đồng Bằng. Đó là cách con người từ xa xưa đã quan sát và suy luận tương ứng. Vào thời cổ đại ở Châu Âu, nhiều vua chúa đã sai các quan địa lý thả các con dê, con chó đến những vùng đất dự định xây cất thị trấn, thành lũy, đô thị; sau 1-2 tháng họ quay lại nếu những con vật đó vẫn đang sống khỏe mạnh thì họ cho là khu vực đó phù hợp để con người sinh sống.
Còn con gì đại diện cho Âm Khí? Đó là mèo, đặc biệt là mèo đen. Con mèo có 1 luồng điện âm khác hẳn với con người nên trong nhiều nền văn hóa từ xưa đến nay đều xem con mèo, mèo đen là đại diện cho bóng tối, cái xấu. Ở đây không nói đụng chạm đến những người yêu thích nuôi mèo, ai thích thì đó là sở thích của họ; con mèo cũng không phải là 1 loại động vật tàn ác hay xấu xa gì chẳng qua là 1 cách nói so sánh hình tượng dựa trên đặc điểm sinh học của mèo mà thôi.
Theo quan điểm của Đạo Giáo và dân gian thì khi nhà có người chết, nếu như đang tẩm liệm chưa kịp cho vào hòm thì phải nhốt hết chó mèo trong nhà lại. Nếu để cho 1 con mèo nào nhảy qua được xác chết thì xác chết đó có thể sống dậy tựa như Cương Thi. Kỳ thực điều này có điểm đúng và có thể giải thích dưới quan điểm khoa học bằng lý thuyết về trường sinh học. Nếu cho rằng người chết là mang điện tích âm (-), mèo cũng mang điện tích âm (-) thì khi có sự tiếp xúc ở gần của 2 điện tích cùng cực sẽ tạo ra lực phản rất mạnh, tựa như khi ta đưa 2 cực nam châm cùng cực thì sẽ đẩy nhau. Do đó việc người chết có thể tỉnh lại trong vài phút hoặc thậm chí 1 ngày là điều hoàn toàn có thật. Còn nếu như người đó chỉ mất vì lý do chết lâm sàng thì việc người đó sống dậy là bình thường chứ không có gì quá ghê gớm bí hiểm.
Do mang tính âm nên mèo ban ngày chỉ thích ngủ, và hoạt động về đêm, nhất là nếu mèo lông đen thì Âm khí càng nhiều. Mèo do đó chỉ thích ở những vùng gò mả, tức gò đồi nơi có nhiều mổ mả, nơi âm khí nhiều thì mèo thích. Do đó người ta nói là Mèo Mả, tức những nơi con mèo thích ở là vùng gò cao, chỉ thích hợp đặt mồ mả chứ không hợp làm nhà cửa. Các vùng núi đồi, trung du là nơi Âm Khí nhiều.
Các bạn không tin ư? Tìm lên miền núi thử xem, có phải là đàn bà phụ nữ ở nơi đó nắm quyền lãnh đạo, bắt chồng, theo chế độ mẫu hệ với con sinh ra mang họ mẹ, còn đàn ông chỉ suốt ngày đi uống rượu, thổi khèn tán tỉnh các cô gái để họ bắt về. Còn tìm đến vùng đất thấp đồng bằng nơi duyên hải, gần các làng đánh cá có phải đàn ông có cơ bắp lực lưỡng ra khơi đánh cá lo cho cả gia đình, còn phụ nữ ở nhà lo bếp núc con cái ?
Vì vậy từ xưa đến nay mộ là phải đặt ở nơi cao, phù hợp với câu Mèo Mả.
Tuy nhiên do tập quán canh tác sinh hoạt của người dân ở vùng đồng bằng là trồng trọt lúa nước do đó nhà cửa xây cất cũng gần nơi họ làm kinh tế. Dĩ nhiên khi người thân qua đời thì họ muốn chôn cất ở gần, nhất là vùng Đồng Bằng Tây Nam Bộ thì ruộng đồng thẳng cánh cò bay, đất đai rất nhiều mà ít gò đồi, núi non nên họ cũng không thể chôn ông bà, cha mẹ ở nơi quá xa nhà thì không tiện chăm sóc.
Vì vậy nên họ quyết định chôn cất ở ngay những mảnh ruộng quê nhà. Chính việc đặt mộ quá thấp, gần ruộng, nơi đất không chân, nhất là vào những mùa lũ lớn miền Tây khiến cho rất nhiều mộ ở miền Tây bị nước xâm thực. Trong quá trình đi khảo sát, thực hành phong thủy âm trạch thì khi mở mộ ra rất nhiều mộ ở trong đầy nước hay thậm chí bị cá chuối, cá trê chui vào ăn xác người đã mất.
Người xưa có câu “Trong mộ có nước thì con gái, con trai sinh ra dễ….”. Đoạn này nhạy cảm nên tôi không thể nói rõ, tuy nhiên nếu ai có đọc nhiều bài báo về thực trạng phụ nữ miền Tây phải đi tìm chồng phương xa, hay sa ngã vào nhiều ngành nghề không chính đáng thì sẽ hiểu. Dĩ nhiên còn phải xét về nhiều nguyên nhân khác, trong đó có cả địa lý phong thủy của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhất là vùng Cần Thơ Hậu Giang; nhưng bài này chỉ xét 1 góc rất nhỏ về Âm Trạch.
Không có ý xúc phạm gì các bạn miền Tây vì thực sự tôi cũng sinh ra và lớn lên tại miền Nam nhưng chúng ta cần học hỏi, thay đổi những tập quán sai lầm khiến cho đất nước đang bị kém phát triển. Những gì sai thì cần sửa để tương lai tốt hơn chứ không nên tự ái vặt.
Vì vậy tuy miền Tây là 1 khu vực trời phú cho ruộng đồng bát ngát, màu mỡ phì nhiêu, xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước nhưng chung quy trong nhiều năm trời vẫn nghèo, trình độ học vấn dù cố gắng nâng cao vẫn không cao bằng nhiều tỉnh thành khó khăn về kinh tế ở miền Trung hay miền Bắc. Dĩ nhiên bạn có thể nói là tài nguyên nhiều, dễ kiếm ăn khiến con người ta sinh ra dễ dãi, không chịu đầu tư học hành nhiều; nhưng đó là góc nhìn về kinh tế học hành vi (behaviour economics); bài này chỉ xét về ảnh hưởng của Phong Thủy Mồ Mả Âm Trạch đối với con người.
Lưu ý 1 điều nữa thì tuy ở miền Trung và miền Bắc họ cũng đặt nhiều nghĩa trang, mộ gia tộc ở vùng đồng bằng tuy nhiên là họ đặt ở vùng gò cao của khu ruộng đó chứ không phải đặt ở thấp dưới mặt ruộng như ở vùng Tây Nam Bộ.
Một vài dòng chia sẻ.
Master Nguyễn Thành Phương
Phong Thủy Tường Minh

Phong Thủy của vùng đất Long Biên – Gia Lâm - khu đô thị Vinhomes

Huyện Gia Lâm của thành phố Hà Nội có 1 địa thế đặc biệt, tuy là 1 quận huyện thuộc Hà Nội nhưng lại đặc biệt hơn các quận huyện khác là có vị trí nằm ở kia của dòng sông Hồng, đối nghịch với phần lớn diện tích của Hà Nội. Trong bài này chúng ta sẽ thử phân tích đối chiếu lịch sử phát triển vài thập niên gần đây của Hà Nội và huyện Gia Lâm dưới lăng kính của thủy pháp Huyền Không.
Theo nhà lịch sử Lê Văn Lan thì Gia Lâm có gốc tên là Kẻ Lầm, về mặt địa lý học - lịch sử ,Lầm (lầm ,lội,lầy lội …) luôn là tên gọi của một vùng đất có nhiều nước . “Kẻ Lầm” ,sở dĩ có và mang tên gọi này ,bởi vì đây chính là địa điểm nằm trên ngã ba sông Đuống và sông Dâu.
Thời kỳ vận 7 (từ 1984 – 2003) thì Gia Lâm được biết đến nhiều với 2 khu vực nổi tiếng: làng Lệ Mật chuyên nuôi bán rắn; và các khu vực nhà nghỉ khách sạn bình dân với câu cửa miệng “Ăn Cấm Chỉ, nghỉ Gia Lâm, nằm Văn Điển”.
Theo lịch sử thì làng Lệ Mật đã nuôi bán rắn thì rất lâu đời (từ thời nhà Lý – vua Lý Nhân Tông) nhưng đến thập niên 90 thì nổi tiếng khắp cả nước. Một phần vì đời sống kinh tế khá giả nên các quý ông thích nâng cao “sức khỏe” nên liên tục tìm đến các món nhậu, rượu rắn để mong mạnh mẽ.
Sở dĩ có lý do này là vì văn hóa phương Đông nhìn nhận sự việc theo hình dáng; các vật nào nhọn cứng chỉa lên trời thì được xem là Dương và tốt cho đàn ông như sừng tê giác, dứa, măng; cũng vậy theo quan điểm ăn gì bổ nấy: ăn tim bổ tim, thương con học bài vất vả thì cho ăn óc heo với mong muốn con mình bổ não giống “trí tệ” của con heo, nên người ta nghĩ là ăn con rắn thì bổ “rắn” để mong ngóc đầu mạnh mẽ giống rắn hổ mang.
Thực ra thì nếu nhìn hình dáng của huyện Gia Lâm thì đầu nhọn chữ bát nơi ngã 3 sông chính là hình tượng của đầu và lưỡi rắn. Theo sách địa lý cổ thì rắn không hẳn là hình tượng xấu vì thực chất Tỵ đứng cạnh Thìn trong 12 con giáp chính là hình tượng thực của con Rồng truyền thuyết. Chính là hình dáng của con rắn uốn lượn, linh hoạt, sống động khiến người ta tưởng tượng đến 1 con rồng vĩ đại với thân hình tương tự. Không phải là cá chép hóa rồng mà chính là rắn mới là 1 con “Tiểu Long” chính hiệu. Do đó gặp dáng thế đất tựa như rắn cũng là 1 thế đất quý.
Trong vận 7 sở dĩ 2 ngành nghề: nuôi rắn và nhà nghỉ phát đạt chính là vì ở phía Tây của Gia Lâm là sông Hồng. Theo thuyết Linh Chính Thần của Huyền Không Đại Quái thì nếu trong vận 7 mà có nước ở phía Tây thì ảnh hưởng xấu đến con người tại đây, nhất là phía Tây tượng quẻ là Đoài, con gái út, cũng là Đào Hoa Môn. Tử Bạch Quyết có nói “Thất Xích thấy nước, phạm thủy pháp chính là nam nữ gian dâm, tình ái bất chính”.
Do đó đối tượng bị xấu chính là thiếu nữ trẻ và các vấn đề liên quan đến tình ái. Đoài cũng là tượng của rắn nên làng Lệ Mật phất to. Ngoài 2 ngành nghề trên thì nói chung Gia Lâm vẫn là 1 vùng nghèo, kinh tế chậm phát triển. 

Ngược lại, kinh tế và con người của các quận huyện khác của Hà Nội phát triển tốt là vì như đã nói, phần lớn Hà Nội được dòng sông Hồng ôm ấp ở phía Đông và Đông Bắc. Do đó trong vận 7, Hà Nội (trừ Gia Lâm) ở phía Đông gặp nước nên kinh tế phát triển tốt; ở phía Tây gặp đúng Chính Thần do các dãy núi ở Phú Thọ, Hòa Bình bao bọc nên con người cũng phát triển tốt.
Đến năm 2004, UBND Hà Nội chia Gia Lâm tách 1 phần làm quận Long Biên. Năm 2004 là năm khởi đầu của vận 8. Trong vận 8 thì phía Tây Nam phải có nước thì kinh tế mới thuận lợi; nếu gặp núi hay đất cao thì xấu; ngược lại phía Đông Bắc không nên thấy nước.
Trong vận 8 (từ 2004 – 2023) thì ở phía Đông Bắc của Hà Nội lại là sông Hồng chảy cuồn cuộn, phía Tây Nam lại không thấy nhiều ao hồ, sông suối nên kinh tế Hà Nội trong vận 8 ít nhiều không còn phát triển tốt như giai đoạn trước 2004.
Ngược lại thì vùng đất Gia Lâm, Long Biên thì nằm ở bờ bên kia nên dòng sông Hồng là nằm ở phía Tây Nam nên kinh tế sẽ có nhiều cơ hội tốt.
Cụ thể khu vực Long Biên được nhiều chủ đầu tư đầu tư dự án khu đô thị.
Xét thử 1 dự án mới nhất là Vincom Long Biên. Vincom Long Biên được đặt ở vị trí sao cho đường dẫn Thủy Khí từ cầu Vĩnh Tuy vào đến trung tâm Vincom Long Biên là nằm ở phía Tây Nam của khu đô thị này. Như vậy thủy vượng tài lộc từ linh thần Tây Nam được các phương tiện xe dẫn vào khu Tây Nam khiến cho cư dân tại đây thêm thịnh vượng.
Con đường dẫn từ cầu Vĩnh Tuy vào lại được thiết kế nhiều gờ giảm tốc và lại hơi uốn lượn ở nhiều khúc quanh nên khiến cho tốc độ xe chỉ khoảng ở mức 40-50 km/h; đây là mức tốc độ lý tưởng để dẫn dắt Sinh Khí. Tưởng tượng nếu không có gờ giảm tốc hay là chủ đầu tư làm con đường thẳng thì xe cộ chạy rất nhanh, khiến cho Sinh Khí khó tụ mà dễ biến thành Sát Khí bay đi mất.
Ở phía cuối cùng của con đường này tức gần Vincom Center là một hồ lớn tự nhiên tại đây, hồ này chính là nơi giúp tụ Khí lại, vì nếu dẫn Khí vào mà không có Thủy lớn để tụ thì Khí cũng dễ dàng bị thất tán. Nếu sau này chủ đầu tư cho trồng thêm nhiều cây xanh ở dọc theo con đường dẫn vào hay trổng quanh khu vực hồ này để che chắn bớt gió là tuyệt vời nhất để bảo tồn Sinh Khí.
Nếu xem phần ngã 3 nơi chia tách dòng sông Đuống và sông Hồng là nơi đầu và lưỡi “Tiểu Long” thì hồ nước này chính là con mắt, nơi quan trọng nhất của vùng Gia Lâm Long Biên. Như vậy việc đặt khu đô thị Vinhomes và Vincom Center tại địa điểm này khá là đắc địa. Nếu như vùng Gia Lâm Long Biên được hưởng Linh Thần tài lộc ở phía Tây Nam thì Vincom lại nằm ở vị trí trung tâm của vùng này.
Nếu nhìn sang vận 9 (2024 – 2043) thì Linh Thần Tài Lộc lúc đó sẽ ở hướng Bắc, nếu như phía Bắc thấy thủy chính là thấy tài lộc. Nhìn về phía Bắc của Gia Lâm Long Biên hay phía Bắc của khu đô thị Vinhomes cũng chính là nơi được dòng sông Đuống ôm ấp mơn trớn. Như vậy tài vận của khu vực này sẽ tiếp tục thịnh vượng từ bây giờ 2014 – 2043.
Đồng thời nhìn về phía Bắc của phần lớn thủ đô Hà Nội chính là gần khu vực cầu Nhật Tân cũng là nơi dòng sông Hồng ôm ấp, uốn lượn.
Do đó trong vận 9 sắp đến, cả Hà Nội và khu vực Gia Lâm Long Biên về kinh tế đều sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Một vài dòng chia sẻ.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Phong Thủy TPHCM: Tại sao TPHCM tràn ngập con nghiện và bất ổn?

Bất ổn – Unrest có thể là từ ngữ nhẹ nhàng nhất dùng để chỉ tình hình  bạo lực, nguy  hiểm tại Sài Gòn trong vài năm trở lại đây. Hễ mở bất cứ  trang mạng nào vào 1 ngày  bất kỳ là thấy các tin tức kiểu như giết người  đốt xác, chặt người nhiều mảnh, con  nghiện trộm cướp liều lĩnh,…

Sài Gòn quá nổi tiếng với những tin tức bạo lực, giết người, cướp của, tai  nạn giao  thông thảm khốc và dường như người ta bất lực không thể quản  lý được đô thị đặc  kín người này. 

Nguyên nhân phong thủy của những việc này là gì?

Ở đây không bàn đến những nguyên nhân như chính trị, xã hội, thể chế…mà chỉ nhìn dưới góc độ phong thủy. Dĩ nhiên một sự việc có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp lại chứ không phải do 1 nguyên nhân duy nhất xảy ra. Bạn có thể nói do tình hình kinh tế xã hội phát triển nhanh, lượng người nhập cư, di cư đông, các băng nhóm tụ tập nhiều, do công tác quản lý kém nhưng tình hình đó là chung ở tất cả các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng,… vậy tại sao Sài Gòn lại tràn ngập các tin nóng như vậy?

Trước tiên để xét ngọn nguồn nguyên nhân chúng ta cần biết điểm quy chiếu. Để xét mọi sự việc xấu tốt xảy ra cho 1 con người cần xét căn nhà nơi họ ở, cửa vào nhà nơi nạp Khí, bếp, phòng ngủ. Cũng như vậy, để xét sự việc xấu tốt xảy ra cho 1 đô thị trước tiên chúng ta cần biết trung tâm điểm để xét nằm ở đâu, vị trí nào để tiếp nạp Khí.

Đối với 1 đô thị lớn như TPHCM thì cần xét nơi hội tụ, lưu chuyển của những dòng sông lớn, những nhà ga, những sân bay lớn là nơi tiếp nạp Khí chính. Đối với TPHCM thì nơi giao thương, tiếp nạp Khí từ đường Thủy không đâu khác hơn chính là vị trí Cảng Bến Nghé. Tại sao có nhiều vị trí khác tiếp giáp với dòng sông nhưng không chọn để xét mà lại chọn Cảng Bến Nghé? Đó là vì nơi đây là trung tâm Quận 1, nơi tập trung mọi đầu mối kinh tế, chính trị, quản lý; nơi đầu não ra những quyết định quyết sách quan trọng ảnh hưởng đến hàng triệu con người sinh sống tại TPHCM. Vị trí trung tâm để xét dĩ nhiên sẽ là trung tâm Quận 1 của TPHCM, và vị trí trung tâm của trung tâm chính là UBND TPHCM.

Nếu nhìn kiến trúc xây dựng của UBND TPHCM là tọa Tây Bắc hướng Đông Nam, hay còn gọi là tọa Càn hướng Tốn. Xét theo thuyết Linh Chính Thần của Huyền Không Đại Quái thì trong Hạ Nguyên (từ 1964 – 2043) thì các vị trí sau đây nếu có nước là vô cùng cát lợi, phù hợp cho kinh tế phát triển: Đông, Đông Nam, Tây Nam và Bắc.
Nhìn lại lược sử phát triển vài thập niên gần đây của TPHCM sẽ thấy rõ điều này:

Vào vận 6 Hạ Nguyên (từ 1964 – 1983) thì ở vị trí Tây Bắc phải có núi cao che chắn thì về con người, về vị trí lãnh đạo chính trị sẽ tốt, vị trí Đông Nam nếu có sông hồ thì sẽ tốt về kinh tế. Xét lại lịch sử từ 1964 – 1974 thì khi đó chính quyền Sài Gòn cũ đứng đầu bởi Nguyễn Văn Thiệu lại chọn Dinh Độc Lập làm đầu não chỉ huy. Tòa nhà này lại có cấu trúc tọa hướng là tọa Tây Nam, hướng Đông Bắc chỉ phù hợp vào thời kỳ Thượng Nguyên tức là trước 1964 thì là tốt, ổn định chứ sau 1964 thì đã được xem là Linh Chính Điên Đảo và không còn tốt nữa. Phía trước tòa nhà Dinh Độc Lập là Minh Đường tụ Khí nên dẫn đến vị thế của chính quyền Sài Gòn cũ bị suy sụp nhanh chóng, dẫn đến sụp đổ vào 1975. Đó là chưa kể xét về phong thủy của tòa nhà Dinh Độc Lập theo Tam Hợp thì tốt chứ nếu xét theo Tam Nguyên thì là vô cùng suy bại. Sẽ xét vấn đề này trong 1 bài viết khác.

Tuy vậy, trong thời kỳ từ 1964 – 1983 thì Sài Gòn vẫn luôn đi đầu về kinh tế. Trước 1975 là 1 trong những nơi có nền kinh tế thịnh vượng nhất của Châu Á, và từ 1975 – 1983 vẫn đi đầu cả nước về vai trò kinh tế đầu tàu, là nơi phát xuất nhiều sáng kiến về cải cách, mở cửa dẫn đến quyết định mở cửa về kinh tế của cả nước về sau. Đó là do ở phía Đông Nam của Quận 1 tức khu vực Linh Thần cần có nước trong thời kỳ từ 1964 – 1983 là khu vực sông Sài Gòn chảy chậm lại và rẽ 1 nhánh nhỏ vào Rạch Bến Nghé, tượng cho việc tài lộc khí tụ lại đây. Và dĩ nhiên cũng đi kèm với việc sau 1975 thì lãnh đạo VN đã quyết định lấy trụ sở UBND TPHCM hiện nay làm nơi đầu não, một tòa nhà được người Pháp xây dựng với tọa Tây Bắc hướng Đông Nam kèm phía trước là Minh Đường rộng lớn là con đường Nguyễn Huệ kéo dài dẫn Khí từ bờ sông Sài Gòn vào thẳng tòa nhà.

Vào vận 7 Hạ Nguyên (1984 – 2003) thì kinh tế TPHCM vẫn phát triển và đi đầu cả nước vì Linh Thần chính trong vận này nằm ở phía Đông và phía Đông của quận 1, trung tâm của TPHCM vẫn là sông Sài Gòn bao quanh uốn lượn. Nơi thịnh vượng nhất của Sài Gòn trong thời kỳ này chính là khu vực bến Bạch Đằng với sự xuất hiện của nhiều cao ốc mọc lên quanh đây và cả sự xuất hiện của Nhà Hàng Khách Sạn Nổi 5 Sao thường xuyên neo đậu tại đây.

Vào vận 8 Hạ Nguyên (2004 – 2023) thì Chính Thần chính phải nằm ở Đông Bắc tức phía Đông Bắc của thành phố, của quận 1, trung tâm cần có núi cao che chở mà lại không cần có nước thì mới ổn định về con người…Tuy nhiên nếu nhìn ra phía Đông Bắc thì lại là nơi dòng sông Sài Gòn quanh co uốn lượn rất nhiều vòng chảy đến, nhất là đoạn gần bến Bạch Đằng thì lại quanh mũi nhọn như lưỡi dao chém vào khu vực này, mà phong thủy học là Phản Cung Sát nên tất ảnh hưởng đến chất lượng con người sinh sống tại Sài Gòn cả về sức khỏe, sinh mạng, khả năng làm việc, học tập, điều hành công việc…
Tòa nhà trong hình bị Phản Cung Sát
Tòa nhà trong hình bị Phản Cung Sát
Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều tình trạng phức tạp hơn về trật tự xã hội khiến cho công tác quản lý phòng chống tội phạm của TP cũng gặp nhiều thách thức không nhỏ. Vì phía Đông Bắc có nước mà phía Tây Nam – tức Linh Thần lại không có nước nên kinh tế TPHCM từ 2004 đến nay gặp không ít khó khăn cộng với việc chất lượng cuộc sống người dân bị ảnh hưởng xấu.

Đỉnh điểm là vào năm nay 2014, lưu niên Thất Xích, ngũ hành thuộc Kim tượng trưng cho đam mê nghiện hút, hút chích, kim tiêm, dao kiếm đâm chém chiếu đến khu vực Đông Bắc nên trong năm nay SG xuất hiện nhiều thành phần nghiện ngập, “ngáo đá” gây ra nhiều vụ giết người, chặt xác, ….đâm chém hỗn loạn khiến tình hình trật tự an ninh rất xấu.

Đó là nói đến yếu tố quan trọng nhất là Thủy. Không thể không xét đến vị trí của Ngũ Hoàng Lưu Niên năm nay chiếu đến Tây Bắc, mà góc Tây Bắc của TPHCM chính là nơi động khí mạnh nhất, sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa trực tiếp mang dòng Khí bị kích hoạt Ngũ Hoàng tại sân bay dẫn thẳng vào thành phố khiến cho mọi việc xấu hơn.

Một trong những cách dễ nhất để thay đổi tình hình hiện nay đó là di dời vị trí trung tâm bộ não hành chính sang phía đô thị Thủ Thiêm là nơi mà phía Tây Nam và Bắc đều được dòng sông Sài Gòn bao bọc và phía Đông Bắc lúc đó không còn bị Phản Cung Thủy chém vào nữa. Dời sang khu vực này sẽ giúp TPHCM ổn định hơn và thịnh vượng hơn.

Ban đầu chúng tôi dự định sẽ viết chi tiết và dài vì đề tài này rất thú vị chúng tôi xin phép dừng tại đây vì nói nhiều điều e nhạy cảm, không có lợi. Một vài điều chia sẻ nhận định về thành phố thân yêu dưới góc nhìn phong thủy.

Master Nguyễn Thành Phương
Phong Thủy Tường Minh

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Tín ngưỡng - Thờ Môn Thần

Các bài viết dưới đây là tổng hợp từ các site khác nhau. Do nội dung lý thú nên đặt tại đây để tiện tham khảo. Xin cám ơn các tác giả và xin được trích dẫn nguồn bên dưới. Những bài viết này thiên về Đạo Giáo, tín ngưỡng dân gian hơn là Phong Thủy tuy nhiên vì bản thân cũng yêu thích kiến thức lịch sử, văn hóa nên lưu giữ tại blog này tham khảo.

Tín ngưỡng thờ môn thần của người Hoa ở Hội An

Thứ hai - 31/03/2014 10:41
1. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Môn thần Theo các học giả Trung Quốc, khởi nguyên của tín ngưỡng thờ Môn thần bắt nguồn từ quan niệm sùng bái tự nhiên và quan niệm tín ngưỡng thần linh của con người thời kỳ nguyên thủy. Vào thời kỳ này, con người chủ yếu cư ngụ trong các hang động tự nhiên. Khi xã hội phát triển cao hơn, họ mới dần dần học được kỹ thuật dựng nên nhà cửa. Từ đây, ngôi nhà và con người có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Bởi ngôi nhà là nơi có thể phòng ngừa được thú hoang và địch hại, cũng là nơi có thể che mưa che gió, cất giữ thực phẩm và tài sản... Cảm kích vì tác dụng to lớn này, mà trong tâm tưởng con người đã hình thành nên một vị thần của ngôi nhà (trong đó có Cửa) để cúng tế nhằm báo đáp ân đức. Đây chính là nguồn gốc đầu tiên của tín ngưỡng thờ Môn thần.
       
         Ngoài ra, nguồn gốc của tín ngưỡng này còn bắt nguồn từ việc sùng bái ma quỷ của thời kỳ cổ đại. Do thời kỳ này, nhận thức của con người về tự nhiên còn nhiều hạn chế, vì vậy mà quan niệm về ma quỷ rất thịnh hành, mỗi khi có hiện tượng tự nhiên là gió, mưa, tuyết, sấm, sét..., họ đều cho là do quỷ thần tạo ra; có côn trùng, rắn, mãnh thú xông đến, họ cũng cho là do quỷ thần phái đến nên rất kính sợ. Mặc dù vào lúc này, con người đã dựng nên nhà cửa, nhưng họ vẫn cảm thấy sợ hãi, bất an. Bởi ngôi nhà không thể ngăn chặn được những ma quỷ có phép thần thông quảng đại. Do đó, cần phải có một vị thần minh nào đó có khả năng thuần ma phục quỷ, đến và thay gia đình canh phòng đứng gác tất sẽ tốt hơn. Và sự xuất hiện của Môn thần sẽ là vị thần thích hợp hơn cả. TrongBạch mao nữ có câu hát: “Môn thần, Môn thần cưỡi ngựa hồng, đứng ở cửa bảo hộ gia đình; Môn thần, Môn thần đánh đại đao, quỷ lớn quỷ nhỏ không dám đến”1, chính là phản ánh chân thực của tâm lý này. Môn thần giúp con người bớt đi nổi sợ hãi trước ma quỷ, không những giúp con người ổn định cuộc sống mà còn vững tin vào một tương lai tốt đẹp.

         Dưới thời Xuân Thu, Lỗ Ban đã sáng chế ra chiếc vòng cửa hình con ốc, về sau được đổi thành hình của các mãnh thú, đầu quái thú, lắp trên các cánh cửa ra vào nhằm ngụ ý bảo vệ không gian bên trong của ngôi nhà. Qua các đợt khai quật khảo cổ học ở Thiểm Tây (Trung Quốc), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bức phù điêu thời Đông Hán có trang trí đầu quái thú thể hiện thành ba lớp: lớp trên là hình của Chu Tước đang sải cánh bay; lớp giữa là đầu quái thú ngậm chiếc vòng thiếc; còn bên dưới là rồng hổ điêu hoặc mãnh thú tựa hình tê giác. Người ta cho rằng, Chu Tước là loài chim khỏe, đẹp, có thể bắt mãnh thú, hổ, sói, khiến cho tà ma không dám làm hại, nên người ta đem hình ảnh của Chu Tước trong tưởng tượng vẽ lên các cánh cửa cùng với đầu mãnh thú.2

         Trước cổng một số đền miếu, cung điện, dinh thự, chùa chiền, nhà ở của người Hoa ở Trung Quốc (cả những khu vực trên thế giới có người Hoa sống tập trung), người ta đặt tượng của hai con lân, hoặc hai sư tử để ngăn chặn, trấn áp tà ma. Trong đó, sư tử được xem là “vua của các loài thú”, nó có xuất xứ từ châu Phi, Ấn Độ, Nam Mỹ… do vua nước Nguyệt Thị - một nước nhỏ ở Tây Vực - đem tiến cống cho Trung Quốc vào thời nhà Hán. Người ta thấy vẻ hùng dũng, uy vũ của sư tử sẽ làm cho ma quỷ phải khiếp sợ, đồng thời nó tượng trưng cho sự may mắn, lòng dũng cảm, và mang lại sức khỏe, sự thịnh vượng cho gia đình, làng xóm; Đặc biệt trong giáo lý của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Đạo giáo… sư tử được xem là loài thú rất linh thiêng, hình dáng của nó gợi ý về những uy thế, sức mạnh và sự thánh thiện, nên nó được sự sùng bái của hầu hết dân chúng. Người ta đã tạc tượng các con sư tử bằng đá để trấn thủ lăng mộ, đặt trước các dinh thự, đền miếu, nhà ở để xua quỷ trừ tà. Sư tử đá có niên đại cổ nhất được tìm thấy ở ngôi mộ Cao Ngõa Nhã An ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), sư tử đá đặt trước mộ nhà Lương ở huyện Cú Dung, Giang Tô có hơn 1.400 năm tuổi…3 Hiện nay ở nước ta, trong các ngôi miếu, hội quán, đình, chùa của người Hoa, tượng hai con sư tử (một đực, một cái) cũng được đặt hai bên cổng ra vào. Ngoài yếu tố nghệ thuật, nó còn thể hiện nhân sinh quan phong phú và đa dạng của cộng đồng người Hoa về âm dương, sự nảy sinh và phát triển, ý thức cưu mang đùm bọc, tương trợ lẫn nhau, ngoài ra nó còn là vị thần giữ cửa rất linh thiêng, ngăn chặn không cho ma quỷ lộng hành.

       Về sau, thần Cửa được thay thế bằng hình ảnh của con người, bởi dân gian tin rằng các nhân thần là những vị thần đáng tin cậy hơn. Tương truyền vào thời Tây Hán, có vị vương phủ nọ bị ốm đau, ông sai người vẽ nên bức họa một vị dũng sĩ gọi là Thành Khánh, treo lên cánh cửa điện để xua đuổi tà ma mong mình mau bình phục. Sau này, dân gian thờ hai vị tướng là Thần Đồ và Uất Lũy - đây được xem là Môn thần đầu tiên. Lai lịch của hai vị thần này, rất nhiều sách cổ đã nói qua, có từ lâu đời và lưu truyền cho đến ngày nay.

      Theo truyền thuyết xa xưa, Hoàng đế không những chỉ quản lý nhân gian, mà còn thống trị cả quỷ giới. Đối với những linh hồn phiêu bạt nơi nhân gian, Hoàng đế phái hai viên thần tướng thống lĩnh, tức Thần Đồ và Uất Lũy. Hai vị thần này sống trên núi Đào Đô ở Đông Hải, trên núi có một cây Đào đại thụ, cành lá rậm rạp tỏa kín 3 trượng xung quanh... Hai vị sẽ giám sát các loại quỷ thần hồn phách, và nếu phát hiện chúng làm hại con người, thì sẽ dùng lau cói trói chặt, ném vào sau núi cho Hổ ăn. Do đó, Thần Đồ và Uất Lũy là hai vị thần tướng khiến cho ma quỷ sợ hãi nhất, và cũng có thể nói rằng, hai vị chính là Môn thần đầu tiên trong tín ngưỡng thờ Môn thần của người Trung Quốc.4
   Ngoài Thần Đồ, Uất Lũy, thì Kim Kê (Gà) và Hổ cũng là hai con vật được dân gian vẽ lên trước cửa. Bởi dân gian cho rằng, Gà là linh hồn của buổi sáng sớm, là nỗi sợ hãi của các loại ma quỷ quen sống về đêm. Vì thế “dán tranh vẽ gà lên trên cửa” để làm cho “trăm loại ma quỷ đều sợ hãi nó”. Còn về Hổ, bởi nó là vua của các loại thú, “có thể vồ, cắn xé, nuốt chửng và ăn thịt ma quỷ”, cho nên “tranh vẽ Hổ ở ngoài cửa, ma quỷ không dám vào” Đây kỳ thực, cũng là một dạng môn thần5... Những vị thần hiện nay thay thế họ là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức.

        2. Tín ngưỡng thờ Môn thần của người Hoa ở Hội An
       Như trên chúng tôi đã đề cập, trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa, Môn thần là vị thần có khả năng ngăn chặn, đe dọa và khống chế các oan hồn, ma quỷ rất kỳ diệu; vị thần này có nhiệm vụ ngăn chặn không cho tà ma xâm nhập vào gia cư, gây tai họa cho con người như ốm đau, chết chóc, việc làm ăn bị thất bại,… Cho nên từ xa xưa, trong tín ngưỡng dân gian của họ, thần Cửa chiếm một vị trí rất quan trọng. Các vị thần này được thể hiện dưới nhiều hình thức thờ tự khác nhau, đôi khi chỉ là bức tranh, bức tượng, hình mặt hổ phù ngậm chiếc vòng thiếc, hình nhân bằng gỗ đào, chiếc gương soi hình tròn, hình bát giác ở trên đó vẽ hình bát quái hoặc chỉ một vài câu bùa chú gắn trên các cánh cửa ra vào. Qua điều tra khảo sát của chúng tôi, ở Hội An, tín ngưỡng thờ Môn thần được thể hiện khá rõ qua hình thức thờ hai vị thần là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức tại các di tích tín ngưỡng tôn giáo và kiến trúc dân dụng của người Hoa. Có khi hai vị này được vẽ trên cánh cửa ra vào của Hội quán, hoặc dưới hình thức trang trí Mắt cửa trên các ngôi nhà.

      * Hình vẽ trên cánh cửa ra vào Hội quán:
      Ở Hội An, hình vẽ của hai vị thần Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức được vẽ trên hai cánh cửa ra vào Hội quán Triều Châu và Hội quán Quảng Triệu.
     Hội quán Triều Châu tọa lạc tại số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu, được người Hoa bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán thờ Phục Ba Tướng Quân là vị thần chế ngự sóng gió, nhằm cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp. Còn Hội quán Quảng Triệu tọa lạc tại số 176 đường Trần Phú, do người Hoa bang Quảng Đông xây dựng năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.

     Tại hai hội quán này, hình ảnh Tần Thúc Bảo râu hùm, khuôn mặt màu đen, còn Uất Trì Kính Đức khuôn mặt màu trắng, mặc nhung phục võ tướng, tay cầm binh khí đứng gác rất đường bệ, được vẽ bằng sơn màu rất đẹp. Về lai lịch của hai vị thần này, các học giả Trung Quốc6 cho biết, được ghi chép trong các mục “Tam giáo sưu thần đại toàn”, “Sưu thần ký” và “Sử đại thần tiên thông giám” trong sách Chính thống đạo tàng, vốn là hai vị tướng quân đời Đường. Từ khoảng đời Nguyên về sau, mới được sùng bái, cúng tế như các Môn thần.

      Tương truyền, sức khỏe của vua Đường Thái Tông không tốt, vào ban đêm thường nghe trước cửa tẩm cung có tiếng ma quỷ kêu khóc, tam cung lục viện đêm ngày không yên. Nên Đường Thái Tông đem sự việc này nói với các đại thần, Tần Thúc Bảo bèn tâu: “Thần bình sinh giết người như trở bàn tay, thi thể nhiều như kiến, còn sợ gì bọn quỷ nhãi nhép ấy. Nguyện sẽ cùng Kính Đức mặc nhung trang đứng hầu”. Đường Thái Tông bèn chuẩn tấu, trong đêm cho hai người đứng giữ hai bên cửa cung, quả nhiên cả đêm bình an vô sự. Thái Tông vui mừng ban thưởng cho hai người, nhưng cảm thấy để hai người giữ cửa cung cả đêm quá vất vả bèn ra lệnh vẽ hình của hai vị tướng quân, với hình dáng giận dữ, tay cầm rìu, lưng mang roi và cung tên, dán vào hai bên cửa cung. Từ đó, trong cung được bình an vô sự. Cho tới đời Nguyên, dân gian mới quen dần với cách làm này, và phong hai vị làm thần. Cũng theo các học giả Trung Quốc7, trước đây, đã từng có ghi chép như vậy nhưng chưa nói rõ về hai vị này. Chỉ đến sau thời Minh, Thanh, những ghi chép này mới viết rõ đó là hai vị Tần Quỳnh (Tần Thúc Bảo) và Uất Trì Cung (Uất Trì Kính Đức). Như tác giả Cố Lộc, đời Thanh, trong sách Thanh gia lục. Môn thần ghi rõ: “Môn thần trong đêm. Thời cổ có thói quen vẽ hình ảnh của Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức, in vào giấy và dán ở nhà các hộ bá tánh”. Ngoài ra, căn cứ vào ghi chép của các học giả thời nay là Trương Chấn Hoa, Thường Hoa trong sách Trung Quốc tuế thời tiết lệnh lễ tục ghi rõ:“Tục lệ dán môn thần có lịch sử lâu đời, và ở mỗi địa phương đều có những thói quen khác nhau, thời gian khác nhau thì cách dán cũng khác nhau. Ở Bắc Kinh thường dùng ông mặt trắng Tần Thúc Bảo và ông mặt đen Uất Trì Kính Đức, để cầu mong trong năm được an toàn may mắn, bội thu”. Điều này cho thấy hai vị kể từ sau khi được phong làm Môn thần, đến nay vẫn được dân gian tín ngưỡng, cúng tế.

       * Mắt cửa - Hình thức thờ Môn thần
      Trên các cánh cửa ra vào những ngôi nhà cổ, hội quán, đền miếu, nhà thờ tộc, đình, chùa tại khu phố cổ Hội An, chúng ta thấy có gắn hai khoanh gỗ hình tròn, hình lục giác, hình bát giác… được chạm khắc khá công phu và đôi khi được sơn son thếp vàng, mà cư dân địa phương quen gọi là “Mắt cửa”. Mắt cửa là một dạng trang trí khá đặc sắc cho ngôi nhà, nó thực chất là núm khóa chốt cửa, có hình dáng chiếc đinh, phần tán ở đầu dày 10cm, đường kính khoảng 20cm, và phần chốt đục liền với tán tiết diện hình chữ nhật dài khoảng 30cm, có chức năng liên kết “đố cửa” và “khungcửa” giữ không cho cánh cửa rời ra.

       Qua khảo sát tại khu phố cổ Hội An, bước đầu chúng tôi tìm thấy có trên 20 kiểu mắt cửa khác nhau. Phần lớn các mắt cửa có dạng hình tròn, hình lục giác, hình bát giác, hoặc cắt khấc thành 6 hoặc 8 đầu cánh hoa cúc; một số ít mắt cửa có dạng hình vuông như mắt cửa ở nếp nhà thứ ba nối với nhà cầu và sân trời của nhà số 67 Trần Phú; hình nửa khối cầu dẹt ở nhà số 77 Trần Phú... Tán mắt cửa thường được chia thành hai phần: phần tâm và phần vành bao quanh mắt cửa. Phần tâm của mắt cửa đa số thường trang trí hình lưỡng nghi được sơn hai màu đen trắng - biểu tượng của âm dương, hình nhụy hoa, hình chữ triện, chữ Phúc, chữ Thọ,… Còn phần vành bao quanh bên ngoài tâm, tạo dáng hoa cúc 6 hoặc 8 cánh mà cánh của nó xoáy hình lá đề (nhà số 101 Nguyễn Thái Học, nhà số 80 Trần Phú…), hình bát quái, hình hồi văn, hình giao long, hình bốn hoặc năm con dơi bao quanh chữ Phúc, có mắt cửa chỉ có một chữ Thọ, hoặc tạo một gờ chỉ nổi phía bên ngoài vây lấy tâm… Một số mắt cửa hình vuông thì phần vành của nó không được trang trí. Ngoài ra ở một số đền miếu, hội quán, mắt cửa có trang trí khác: như mắt cửa ở Miếu Quan Công (số 24 Trần Phú) có dạng hình tròn, phần tán được chạm nổi mặt con lân miệng đang há to, mắt trắng, mi xanh, mũi đỏ, râu bạc trông rất dữ tợn; mắt cửa ở hậu cung Hội quán Phúc Kiến sơn son thếp vàng mà phía trên chạm đôi rồng chầu mặt trời, phía dưới là đôi giao long chầu mặt trăng, ở chính giữa là vòng tròn âm dương; còn ở Chùa Cầu mắt cửa cũng sơn son thếp vàng, trên tán mắt cửa người ta chạm nổi hình bốn hoa cúc dây bao bọc xung quanh, xoáy lưỡng nghi nằm ở chính giữa,…

      Viết về đôi “Mắt cửa” một số nhà nghiên cứu cho rằng:“Người Hội An quan niệm con người và con vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn lòng mình, thì đồ vật gắn với con  người cũng phải có mắt. Cái thuyền là nhà nổi trên sông phải được vẽ mắt trước khi hạ thủy, cái nhà trên đất cũng phải có mắt để tránh cho chủ nhà những tai nạn”.8
Như Phạm Hoàng Hải trong cuốn Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An có viết: “Người Hội An quan niệm con người, con vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn vào lòng mình thì các đồ vật gắn với vận mạng con người cũng phải có mắt. Các thuyền ghe ở Hội An cũng được vẽ vào hai bên mũi thuyền hai con mắt rất to và rõ để nhìn thấy mọi tai ương trên biển khơi. Cái nhà, nơi con người sống cả đời trong đó cũng phải có đôi mắt để bảo vệ mình và cũng mở cửa tâm hồn mình với xã hội”.9

     Qua hai ý kiến trên, các tác giả đều cùng một quan điểm cho rằng: “Người Hội An quan niệm con người và con vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn vào lòng mình, thì đồ vật gắn với con người cũng phải có mắt”Tuy nhiên, chúng ta thấy nhiều đồ vật khác, cũng gắn chặt với cuộc đời của mỗi con người ở Hội An sao không có mắt?

     Hai tác giả còn đưa ra ý kiến về chiếc ghe ở Hội An cũng được vẽ mắt. Điều này hẳn ai cũng biết, không chỉ riêng Hội An mà tại nhiều địa phương trên đất nước ta và các quốc gia trên thế giới, ghe thuyền cũng thường được vẽ mắt. Ở Ai Cập vào khoảng 2.700 năm trước công nguyên, trên những chiếc thuyền lớn, cư dân cổ Ai Cập đã vẽ một con mắt của thần Osiris; Ở Hy Lạp và Ý vào khoảng 450 - 100 năm trước công nguyên, trên các mũi thuyền đều sơn những con mắt; Ở vùng Bali của đất nước Indonesia, trên những chiếc thuyền độc mộc người ta vẽ đầu con quái vật biển Makara; Còn ở Việt Nam, mỗi địa phương đều có những cách vẽ mắt trên các mũi thuyền rất khác nhau. Từ xưa dân gian quan niệm xem chiếc thuyền cũng như một sinh vật, mỗi khi đi trên kênh rạch, ao hồ, sông, biển thường gặp những con quái vật gây hại đối với con người, nên họ vẽ mắt ở hai bên mũi thuyền để các loài thủy quái không dám làm hại. Ngoài ra, ghe thuyền có mắt để dẫn con người đến những ngư trường có nhiều tôm cá.

    Đối với nhà cửa, nơi con người sống cả cuộc đời cũng phải có “đôi mắt” thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa thật sự thuyết phục. Ở khu phố cổ Hội An, mắt cửa chỉ tập trung trong những di tích kiến trúc dân dụng và kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa, nhưng rất hiếm thấy trên những ngôi nhà, đình, chùa của người Việt. Trong khi đó, làng mộc Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim - Hội An) - nơi sản sinh ra những nghệ nhân góp phần hình thành nên quần thể kiến trúc khu phố cổ Hội An, thì trong những ngôi nhà của họ lại không chạm khắc trang trí mắt cửa. Còn trong nhiều ngôi nhà của người dân tộc Bạch, cách trung tâm thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 40km có trang trí nhiều mắt cửa, tuy kiểu thức chạm khắc trang trí không phong phú như ở Hội An, nhưng theo họ, đây là hình thức tín ngưỡng thờ thần Cửa của mình. Do đó, theo chúng tôi, “Mắt cửa” là một trong những hình thức thờ “Môn thần” trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở khu phố cổ Hội An?

     3. Thay lời kết
    Tín ngưỡng thờ Môn thần là một trong những tín ngưỡng cổ xưa nhất, đồng thời, cũng được xem là một trong những hiện tượng văn hóa đặc sắc của văn minh Trung Hoa. Từ ảnh hưởng của tín ngưỡng này, trong dân gian đã dần dần hình thành nên nhiều tín ngưỡng khác, trong đó, có tín ngưỡng thờ thần Tài.

    Trải qua các thời kỳ lịch sử, các giai đoạn phát triển khác nhau của con người mà vai trò, chức năng và hình ảnh của Môn thần cũng vì thế thay đổi. Và điều này, đã được minh chứng rõ ràng nhất qua các hình thức thờ Môn thần của người Hoa ở Hội An.
Mặc dù ngày nay, trong các công trình kiến trúc của người Hoa ở Hội An, Môn thần ít được cúng bái, hằng đêm người ta chỉ cần cắm hai bên cánh cửa một cây nhang là đã thể hiện lòng tôn kính của gia chủ đối với các thần. (Còn ở khu vực Nam bộ, và một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong một số gia đình người Hoa họ có tục cúng Môn thần vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch. Nhân ngày cúng Môn thần, người Hoa Quảng Đông chuẩn bị một mâm lễ vật luân chuyển cúng từ bàn thờ này sang bàn thờ khác, còn các nhóm người Hoa khác thì mỗi bàn thờ có một mâm lễ vật riêng). Song điều đó, vẫn không làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống nơi cố hương (Trung Quốc), mà còn góp phần làm phong phú thêm văn hóa cho vùng đất mới - Hội An.

(Theo hoianheritage.net)

Thần cửa (Môn Thần - 門神).

Trong dân gian có những vị Thần hay thấy được thờ trong gia đình như Thần tài, Táo quân, hay Thổ địa, nhưng có một vị Thần hiếm thấy được thờ, đó là Môn Thần (門神 - Thần giữ cổng, giữ cửa). Chúng ta thường thấy Môn Thần được thờ nơi đình, đền, miếu... Những đền, miếu của người Hoa, như điện Ngọc Hoàng một ngôi chùa Tàu ở quận 1 Saigon, ngay bên cửa ra vào có một pho tượng được ghi là Môn Quan Thần. Còn nơi các chùa chiền Việt Nam chúng ta hay nhìn thấy hai pho tượng đặt hai bên chánh điện, một ông trông mặt mũi dáng vẻ hiền từ dân gian thường gọi là Ông Thiện, ông đặt phía đối diện gọi là Ông Ác, Ông Tiêu. Ông Thiện là Vi Đà Hộ Pháp, vị Hộ Pháp bảo vệ Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng), Ông Ác là Tiêu Diện Đại Sĩ, trên đầu có 3 sừng, mắt to, lưỡi thè dài tới ngực, là vị Bồ Tát hàng phục ma quỷ, cứu độ chúng sinh, Tiêu Diện Đại Sĩ là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ông Thiện và Ông Ác như theo cách gọi dân gian, không phải là những vị thần chuyên giữ cửa, mà là hai vị Bồ Tát, theo như chức năng có nhiệm vụ bảo vệ cả hệ thống tôn giáo Phật giáo.

Môn Quan Thần nơi điện Ngọc Hoàng.

Vi Đà Hộ Pháp. Ảnh Internet.


Tiêu Diện Đại Sĩ. Ảnh Internet.

Vị Môn Thần của người Hoa theo sách vở là Chung Quỳ Trấn Môn, vốn là thần Phương Tương Thị có bốn con mắt vàng khoác áo da gấu, quần đen áo đỏ, tay cầm binh khí can, qua để trừ ma quỷ. Hai vị Môn Thần khác nữa là Thần Đồ và Uất Lũy, có sách vở chép là Thần Trà - Úc Lũy, là hai Môn Thần tương truyền sống trên núi Độ Sách ở Đông Hải. Trên núi có cây đào lớn, dân gian cho rằng đào là cây phương Tây vị cay khí xấu, đào là tinh của ngũ hành, ngăn cản tà khí, chế ngự ma quỷ. Ở ngọn cây đào có con kim kê, dưới gốc có một vạn con quỷ. Mỗi buổi sáng khi con kim kê cất tiếng gáy báo hiệu lũ quỷ trở về, hai vị Thần Đồ, Uất Lũy có nhiệm vụ kiểm tra xem đêm qua có con quỷ nào lên dương gian làm điều xằng bậy, sẽ bị Thần bắt trói vứt cho hổ ăn thịt. Do đó bọn quỷ rất sợ Thần Đồ và Uất Lũy. Dân gian thường vẽ hình hai vị thần này dán ở cửa ra vào để trừ tà.

Tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam có bức vẽ Huyền Đàn Trấn Môn, vẽ hình một vị Thần mặc áo xanh, cưỡi trên lưng một con cọp màu đen, cũng được gọi là Hắc Hổ Huyền Đàn hay Huyền Đàn Nguyên Soái. Vị Thần này có tên là Triệu Công Minh, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong hệ thống Đạo giáo được phong là "Như ý Chánh nhất Long hổ Huyền Đàn Chân quân", cai quản các Cát thần lo việc giúp người lương thiện. Ngày xưa tranh được dán nơi cửa chính ra vào của ngôi nhà. Huyền Đàn Trấn Môn thực chất được sử dụng như một lá bùa (linh phù), có công năng trấn giữ cửa nẻo, ngăn ngừa tà ma. Triệu Công Minh là vị Thần đa năng, cũng còn được thờ như một vị Thần Tài trong nhà.

Huyền Đàn Trấn Môn. Tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh Internet

Trong dân gian Việt Nam không có tục thờ Môn Thần, nhưng dùng linh vật và linh phù để trợ giúp, chó là con vật thân thuộc hằng ngày chuyên canh giữ nhà cửa, cho nên con chó đá là một linh vật ngày xưa được người Việt đặt nơi chùa miếu. Chó đá có nhiệm vụ canh giữ, khi chọn đất làm nhà, nếu gặp hướng xấu hoặc không vừa ý, người xưa cũng hay chôn một con chó đá trấn môn trước cửa nhà. Ở Trung Hoa không dùng chó đá, thay vào đó họ có sư tử, sư tử là con vật dũng mãnh, là chúa sơn lâm. Nơi điện, miếu của họ thường đặt một cặp sư tử hai bên cửa ra vào.

Chó đá Việt Nam.

Sư tử đá Trung Hoa trước cửa đền, miếu. Ảnh Internet.
Ở Việt Nam cũng sử dụng một linh vật khác là con hổ chứ không phải sư tử, những vị thần thường cưỡi trên lưng hổ, nơi những ngôi đình làng ngày xưa trên tấm bình phong đặt phía trước ta thường thấy vẽ, hay đắp nổi hình con hổ để đuổi tà ma, Tranh dân gian Đông Hồ cũng có loại vẽ hình 1 hoặc 5 con hổ (ngũ hổ), để người dân dán trước cửa nhà trừ tà, tương tự như bức tranh Huyền Đàn Trấn Môn.

Hổ nơi đình, miếu Việt Nam. Ảnh Internet.

Tranh hổ dân gian. Ảnh Internet.
Tranh ngũ hổ. Ảnh Internet.
Ngoài các loại tranh, trong dân gian còn treo các linh phù khác có nguồn gốc Đạo giáo trước cửa để trừ tà, chẳng hạn tấm tranh kiếng Âm dương Bát quái. Khi đến Hội An, nếu chú ý du khách sẽ thấy nơi trước cửa nhà ở đây treo đôi Mắt cửa, đó cũng là một thứ linh phù Trấn môn. Đôi mắt cửa Hội An được thể hiện như những tấm hình phía dưới, được treo trên đầu cửa ra vào chính của ngôi nhà. Đôi mắt cửa thường được tạc bằng gỗ, có loại là hình bông hoa 8 cánh, ở giữa có vòng tròn lưỡng nghi (Âm dương), hoặc hình ảnh Âm dương Bát quái, hay chữ Hán viết theo lối triện Phước-Lộc-Thọ... Ý nghĩa của đôi Mắt cửa Hội An trước hết là đôi mắt canh giữ cửa, đôi Mắt cửa cũng thể hiện cặp đôi Nhật-Nguyệt, ngày và đêm, luôn coi sóc, canh giữ nhà cửa, cũng là biểu tượng Âm dương hòa hợp, mang đến hanh thông, cát tường cho gia chủ...

Âm dương Bát quái trấn môn.






Đôi mắt cửa ở Hội An. Ảnh Internet.

Thần giữ cửa, hay những linh vật, linh phù có nhiệm vụ, chức năng Trấn môn, cả nghìn năm qua người dân tin rằng sẽ mang đến cho họ bình an và nhiều may mắn trong cuộc sống...

(Theo http://ngochieppham.blogspot.com/2013/10/than-cua-mon-than.html)