Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Tầng Tầng Lớp Lớp Kiến Thức Phong Thủy

Một người nam sinh vào năm Tân Dậu thì theo lý thuyết Bát Trạch là hợp với 4 hướng Đông, Nam, Bắc, Đông Nam.

Tuy nhiên anh ta lại sinh vào 2/1/1982 Dương Lịch (vẫn thuộc Tân Dậu)  thì theo anh ta lại cần nhất là 3 hướng: Nam, Bắc hoặc Đông; chứ nếu là Đông Nam thì lại không tốt. Tuy nhiên anh ta lại không nên ở Nam Bắc mà nên chọn nhà hướng Tây thì trong tương lại gần mới có thể phát tài mạnh. Nếu chọn hướng Nam Bắc hoặc Đông chính là nửa hung nửa cát, tốt xấu đan xen.

Người Đông Tứ Trạch lại chọn nhà hướng Tây, phải chăng tư vấn có điểm nào là sai lầm? Trong này có ẩn chứa 2-3 tầng kiến thức, áp dụng phối hợp cả Tử Vi và Phong Thủy nên người không hiểu sâu xa sẽ không thể biết được. Chỉ thuần áp dụng sách vở lý thuyết sẽ bị sai lầm.

Đây là ví dụ rõ ràng nhất rằng nếu một người đơn thuần chỉ đưa năm sinh lên và người trả lời qua Internet rằng anh ta với tuổi như vậy sẽ hợp hướng này, khắc hướng kia thì chắc chắn bị sai lầm. Nếu đi xem thầy nào chỉ đơn thuần hỏi năm sinh rồi giở sách ra nói hướng hợp hướng khắc hoặc lên mạng tìm kiếm "tôi sinh năm .... hợp hướng nào?" ở các trang tư vấn phong thủy, phần mềm phong thủy... sẽ bị sai lầm.

Ai đọc qua không hiểu thì là điều bình thường. Ai có duyên học hỏi phong thủy đọc những dòng trên cố gắng tìm hiểu sẽ hiểu được 1 tầng. Nếu biết tử vi hiểu thêm được 2 tầng. Nếu biết phong thủy chính thống sẽ hiểu được đến tầng thứ 3. Nếu áp dụng cả Đại Quái và Lục Pháp sẽ hiểu được tầng thứ 4.
Do đó mới gọi là nói nhiều tầng nhiều lớp che dấu.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Lớp Tam Nguyên Thực Hành khoá 3 (Sài Gòn) & 4 (Hà Nội)

Lớp Tam Nguyên Phong Thuỷ Thực Hành khoá 3 khai giảng tại SG: ngày 03/10/2013. Học các chủ nhật, 8 buổi, mỗi buổi học 5 tiếng. Học phí 4 triệu.

Lớp Tam Nguyên Phong Thuỷ Thực Hành khoá 4 khai giảng tại Hà Nội: học liên tục 4 ngày từ 6/12/2013 - 9/12/2013, học sáng và chiều liên tục. Học phí 4 triệu.

Tư vấn phong thuỷ tại Hà Nội: từ ngày 10-12/12/2013.

Liên hệ thông tin chi tiết: phongthuytuongminh@gmail.com




Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Giải Mã & Đối Chứng Lá Số Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Bài này viết dưới dạng một bài nghiên cứu lịch sử dưới lăng kính thuật số học Trung Hoa, Bát Tự; không nhằm ca ngợi hay phê phán bất cứ ai dưới góc nhìn chính trị. Mọi suy diễn khác đi đều không phản ánh đúng quan điểm khi viết bài của tác giả.

Ngày sinh của ông theo Dương Lịch: 25/08/1911, không rõ giờ sinh
Theo Bát Tự thì là: Đinh Mão / Canh Thân / Quý Hợi, có nguồn nói ông có thể sinh vào giờ Hợi (21-23 giờ)

Theo đây thì ông có cách cục: Thiên Quan, Thiên Tài.

Nhật can Đinh có đặc điểm lớn nhất là trường thọ, dù cho có mắc trọng bệnh cũng kéo dài một khoảng thời gian mới ra đi. Nhật can Âm chủ trường thọ. Nhật can Âm còn chủ là người nhu hòa.

Mệnh Đinh Hỏa muốn cường vượng thì cần cả Giáp Mộc và Canh Kim. Cần nhiều Giáp Mộc và một ít Canh Kim là giải quyết được vấn đề. Ông sinh vào tháng Canh Thân, trong Thân tàng Canh Nhâm Mậu tức là Canh Kim nhiều, chưa kể ông lại tham gia vào binh nghiệp, binh nghiệp vũ khí sung đạn tất cả đều Hỏa (cháy nổ, khói lửa) và Kim (súng ống, xe pháo sắt thép). Canh Kim vừa hiện rõ vừa ẩn tàng nên số của ông làm trong quân đội là “đúng người đúng việc”.  Đinh và Nhâm lại hóa Mộc, Mậu và Quý lại hóa Hỏa. cho nên nếu nhìn sơ qua lá số tưởng ông là lửa yếu cháy leo lét trong mùa thu nhưng thực chất là bản thân lại ẩn tàng rất nhiều sức mạnh của Mộc, Hỏa hỗ trợ. Tuy nhiên lại là vì chỉ ẩn tàng nên đây là sức mạnh bên trong của ông chứ thể hiện ra bên ngoài thì ít khi nào ông thể hiện sức mạnh bản thân này.

Nhận định của nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), tướng Giáp có bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ."

Vì mệnh cần Giáp nên được đặt tên là Nguyên Giáp để bổ sung, đây chính là điểm thành công của Hán Thư Định Danh Học, dựa trên lá số để đặt tên thật sự có hiệu quả mà đây là một ví dụ điển hình. Chữ Giáp cũng đồng nghĩa với Khoa Giáp nên có thể thấy được mong muốn của phụ mẫu ông là muốn con mình đỗ đạt đường khoa cử. Chứ không phải như nhiều người nói là ông sinh năm Giáp, thực sự là tướng Giáp phải là sinh năm Quý thì lá số mới khớp.
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông.
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.[13]
Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.[Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. (nguồn: Wikipedia)

Giáp Mộc cũng thể hiện qua quần áo màu xanh lá cây; do đó việc ông gia nhập quân đội nơi có đồng phục màu xanh lá cây cũng phù hợp tăng vận cho ông.

Người Đinh Hỏa cũng có tính nhạy bén, có thể tính toán chính xác chi li công việc. Do đó một số người nói ông nhớ chính xác từng chi tiết, vạch rõ tỉ mỉ kế hoạch tác chiến, điều này không hề nói ngoa chút nào vì bản thân ông là một người tỉ mỉ.

Mệnh này vào năm 6 tuổi hành vận Kỷ Mùi 10 năm; Kỷ Mùi đối với người Đinh Hỏa không phải là thuận lợi nếu không muốn nói rằng Mùi chính là mật mã gây đau khổ khó khăn cho cuộc đời của tướng Giáp. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các năm Mùi trong cuộc đời của Đại Tướng.

Năm 1919 tức năm tướng Giáp được 8 tuổi, đang hành vận Kỷ Mùi cũng gặp năm 1919 là năm Kỷ Mùi, là phạm Phục Ngâm nên tai họa ùn ùn kéo đến. Trong năm nay cha ông và chị gái ông liên tiếp mất đi, là niềm đau khổ không gì sánh bằng.
 “Giap's father was both a minor official and a committed nationalist, having played a part in uprisings against the French in 1885 and 1888. He was arrested for subversive activities by the French colonial authorities in 1919 and died in prison a few weeks later. Giap had two sisters and one brother, and soon after his father's incarceration, one of his sisters was also arrested. Although she was not held for long, the privations of prison life made her ill and she too died a few weeks after being released. Thus there had been two deaths in his family before he was ten years old.[4]” (nguồn: theo Wikipedia)

Như vậy tai họa đầu tiên của cậu bé Giáp gặp phải là vào năm Kỷ Mùi thuộc đại vận Kỷ Mùi. Sự việc cha ông mất sớm cũng có thể nhìn thấy được trong lá số và sau này cũng là số ông tương đối đào hoa và có 2 vợ cũng là do: 2 Kim Canh Tân bị nhật can Hỏa khắc. Hỏa khắc Kim, Kim chính là Thê Tài đại diện cho tiền bạc, vợ và cũng là cha của tướng Giáp; vì có tới 2 Kim nên số tướng Giáp có vợ chính và vợ phụ; thường người có 2 Thê Tài có thể sẽ có 2 đời vợ hoặc có 1 người tình, vợ lẽ và cũng là người khắc cha ruột của mình.

Có thể nói tuổi thơ cậu từ khi sinh ra đến năm 21 tuổi toàn gặp chuyện bất lợi, cậu chỉ gặp thuận lợi về mặt học hành. Năm 16 tuổi tức năm 1927 ông bị đuổi học khi đang học trường Quốc Học Huế, khi vừa bước vào đại vận Mậu Ngọ; Mậu và Kỷ đều không phải là vận tốt cho ông nên đến lúc này đời ông vẫn gian nan đường học hành khoa cử dù tư chất thông minh học hành rất giỏi.

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa.

Từ năm 21 tuổi hành vận Ngọ, Ngọ thuộc Hỏa lại ẩn tàng Đinh, Kỷ nên ông bắt đầu gặp được nhiều người bạn bè cùng chung giúp sức. Bắt đầu từ năm 26 tuổi hành đại vận Đinh Tỵ, Tỵ ẩn tàng thiên can Bính, Mậu, Canh;
Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924  miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.” (nguồn: theo Wikipedia)
Tuy nhiên tai họa thứ hai lại xảy ra vào đúng năm Mùi tiếp theo của cuộc đời ông, năm 1931:
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế
Vào cuối 1930, đầu 1931 thì ông bị bắt và vào cuối năm 1931 là đã gần hết năm Mùi thì ông lại được trả tự do.
Năm ông 26 tuổi, 36 tuôi tức khoảng từ năm 1937-1947 là hành 2 đại vận Tỷ Kiên liên tiếp: Bính và Đinh phù trợ cho nhật can Đinh nên chủ về việc ông được nhiều người giúp sức, bạn bè xung quanh hỗ trợ, đồng chí giúp đỡ nên con đường thăng tiến rất nhanh.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[15]
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.[16]
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.
Tuy nhiên vào năm Mùi thứ 3 trong cuộc đời tức 1943 thì ông đón nhận tin người vợ đầu tiên đã qua đời.

It was in the summer of 1943 that Giap was told that his wife had died in the central prison in Hanoi (their daughter was safe with his wife's parents).

Cuối năm 1943, do điều kiện sống khắc nghiệt, tại nhà lao Hỏa Lò xảy ra dịch sốt chấy rận (typhus). Với kiến thức y khoa có được trong thời gian ngắn học tại Trường Bà đỡ Hà Nội, bà hết lòng chăm sóc các bệnh nhân, vì vậy đã kiệt sức và nhiễm bệnh thương hàn. Các đồng chí của bà trong nhà lao Hỏa Lò đã đấu tranh đòi đưa bà đến nhà thương Robin (còn gọi là "Nhà thương làm phúc”, nay là Bệnh viện Bạch Mai). Linh cảm thấy mình khó qua khỏi, bà nhắn mẹ chồng đưa con ra Hà Nội để được gặp mặt. Tuy nhiên, lần gặp mặt cuối cùng đã không thành[3]. Bà qua đời ngày 29 tháng 1 năm 1944 tại nhà thương Robin.

Lưu ý một điều rằng bà Nguyễn Thị Quang Thái qua đời vào trước tiết Lập Xuân của năm 1944 nên thực chất theo lịch pháp thì vẫn thuộc năm 1943, tức năm Quý Mùi. Năm Quý này cũng là lập lại phục ngâm của năm sinh Quý Hợi của ông nên nước mắt bi thương tràn ngập. Nếu như bà có thể sống sót qua ngày 5 tháng 2 năm 1944 tức thuộc năm Giáp Thân thì chắc chắn sẽ qua khỏi vì Giáp là năm tướng Giáp được phò trợ mà thoát khỏi họa năm Mùi. Âu cũng là số trời!

Khi ông bước vào đại vận Bính Thìn (năm 36-46 tuổi), được Hỏa của Mặt Trời giúp sức nên ngọn lửa đèn mới tỏa sáng lộng lẫy; ông được phong Đại Tướng khi 37 tuổi, tức vừa bước vào đại vận Bính Thìn thì ngay lập tức tỏa sáng.

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.[19] 

Chính trong Đại Vận Bính Thìn này khi nhật can Đinh Hỏa của ông chấy mạnh mẽ nhờ Bính Hỏa của đại vận giúp sức lại thêm vào năm 1954 là Giáp Ngọ trong đó Giáp là Mộc, Ngọ là Đinh Hỏa nên năm 1954 ông lãnh đạo thành công chiến thắng Điện Biên Phủ chính là Mộc Hỏa quá đầy đủ. Nếu như là một người mệnh khác có lẽ chưa chắc có được chiến thắng lừng lẫy như vậy.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là đại vận tốt nhất trong cuộc đời ông, đại vận tốt nhất của ông phải nói chính là được Thực Thần Giáp Ất sinh trợ. Người Đinh Hỏa mà có Giáp Ất hỗ trợ thì không gì bằng, có thể một đời vinh hiển. Tuy ông sinh vào ngày Đinh Mão trong đó Mão đã tàng Ất tuy nhiên là chỉ tàng ẩn; phải đợi đến khi hành đại vận Giáp Ất khi có Mộc dồi dào thì ông mới bước ra ánh sáng mà tỏa sáng rực lửa như 1 ngọn đèn hải đăng, Mộc dồi dào thì Hỏa mới rực sáng bừng bừng.

Đại vận Giáp, Ất tiếp theo chính là khoảng thời gian ông 46 – 65 tuổi, tức từ năm 1957 – 1976. Đây là thời kỳ Nam Bắc nội chiến với sự hỗ trợ của 2 phe đồng minh Trung Quốc-Liên Xô và Mỹ.

Tai họa tiếp theo xảy ra vào năm 1967 là năm Đinh Mùi, đầu năm có vẻ như mọi việc thuận lợi với ông tuy nhiên càng gần về cuối năm thì chắc chắn ông gặp nhiều bất lợi cũng do 1 chữ Mùi. Đỉnh điểm chính là ông bị nghi trong vụ án “Xét Lại” và không được Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng coi trọng nên việc lên kế hoạch chiến tranh Mậu Thân 1968 không được ông đồng ý dẫn đến cuộc chiến này thật ra chịu rất nhiều tổn thất mà ít tài liệu chính thống nào nói đến vì lý do “nhạy cảm”, “công tác tuyên truyền” mà hầu như chỉ nói rằng đây là một cuộc chiến thắng.

Năm 1968, Bộ Chính trị  Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Bản thân ông đã tham gia lập kế hoạch, nhưng khi chiến dịch diễn ra thì ông đang đi chữa bệnh ở Hungary nên không chỉ đạo trực tiếp. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.[24]

Giáp has often been assumed to have been the planner of the Tết Offensive of 1968, but this appears not to have been the case. The best evidence indicates that he disliked the plan, and when it became apparent that Lê Duẩn and Văn Tiến Dũng were going to push it through despite his doubts, he left Vietnam for medical treatment in Hungary, and did not return until after the offensive had begun.[34]

Từ năm ông 56-65 tuổi là thời gian ông hành vận Giáp Dần. Giáp là Mộc, Dần cũng là Mộc nên Giáp Dần là Mộc trùng trùng sinh trợ cho Đinh Hỏa cháy mãnh liệt hơn nữa. Thời điểm thứ 2 tỏa sáng của đời ông sau chiến thắng Điện Biên Phủ chính là thời điểm 1974 – Giáp Dần và 1975 Ất Mão. Đang hành đại vận Giáp Dần là Dụng Thần lại gặp tiếp năm Giáp Dần, bản thân lại là Giáp; không gì tuyệt vời hơn; sang 1975 thì lại là năm Ất Mão với Ất cũng Mộc, Mão cũng là Mộc nên Mộc khí cũng không thua kém nên ông chỉ đạo thành công trận chiến 1975.

Như vậy cuộc đời ông liên tiếp gặp thuận lợi từ năm 21 tuổi đến 65 tuổi, trên 40 năm, hành 4 đại vận liên tiếp đều tốt đẹp tuy có lúc gặp đau buồn là những năm Mùi nhưng hầu như đều thuận lợi.
Tuy nhiên cuộc đời của ông sau năm 66 tuổi thì gặp bất lợi nhiều, âu cũng là lúc tuổi cao nên có lẽ chỉ nên là thời gian nghỉ ngơi xế chiều.

Sau 1975 thì ông hành vận Quý Sửu, Quý thuộc Thủy nên không có lợi với Hỏa Đinh, cũng là lúc hành vận Quan. Thời gian này ông được làm quan khá nhiều mà người ta hầu như không giao cho ông công việc quân sự kể cả chiến tranh 1979 nhưng hầu hết đều không có lợi cho ông, thậm chí có lúc còn được giao phục trách công việc sinh đẻ kế hoạch hóa dân số.

Do đó cuối năm 1979, cũng là năm Mùi là thời điểm ông từ chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng.

Năm Mùi tiếp theo tức năm 1991, ông bị bôi nhọ vụ Năm Châu Sáu Sứ nên thôi chức Ủy Viên Trung Ương, Phó Thủ Tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80.

Cả cuộc đời ông khi dính tới làm quan chức hầu như bị đố kỵ, ganh ghét, hãm hại đó là do Đinh Hỏa kỵ nhất là Thủy.

Do đó có thể nói Mật Mã lớn nhất của cuộc đời tướng Giáp là Mùi và Thủy

Năm Mùi trong cuộc đời tướng Giáp:
1919: Kỷ Mùi – mất cha và chị gái
1931: Tân Mùi – bị bắt bỏ tù
1943: Quý Mùi – vợ mất
1955: Ất Mùi – mâu thuẫn lãnh đạo
1967: Đinh Mùi – bị án “Xét Lại”, không được chỉ huy chiến dịch Mậu Thân
1979: Kỷ Mùi - từ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng
1991: Tân Mùi – bị bôi nhọ uy tín chính trị
2003: Quý Mùi – mắt ông mờ dần do đục thủy tinh thể, thị lực chỉ còn 2-3/10, phải phẩu thuật

Ông mất vào ngày 18h09, 4/10/2013: Bát tự: Giờ Tân Dậu, ngày Quý Mão, tháng Tân Dậu, năm Quý Tỵ

Năm tháng ngày giờ đầy Quý Thủy và Tân Kim, Dậu Kim, ngày Mão và tháng Dậu xung nhau. Mệnh Hỏa như ngọn đèn leo lét trước gió giờ gặp một cơn Hồng Thủy như cơn bão tràn qua Quảng Bình quê ông nên cuối cùng ngọn đèn trăm tuổi đã vụt tắt.

Nơi án tang ông – Đảo Yến, Vũng Chùa, Quảng Bình cũng là một vùng có phong thủy đẹp hiếm có; hi vọng ông sẽ an giấc ngàn thu!

Một nén hương cho người đã ra đi.


Các nguồn tư liệu, dẫn chứng được lấy từ trang Wikipedia tiếng Việt/Anh.