Nói về trường
phái trong phong thủy cổ điển thì theo giới chuyên môn phong thủy quốc tế đều
thống nhất là chia làm 2 phái chính: Tam Nguyên và Tam Hợp. Địa lý Tam Nguyên
bao gồm nhiều chi phái nhỏ trong đó Huyền Không Phi Tinh chỉ là 1 phần trong đó
– đại diện tiêu biểu của Tam Nguyên là Tưởng Đại Hồng, Chương Trọng Sơn. Địa lý
Tam Hợp bao gồm nhiều chi phái nhỏ trong đó có Bát Trạch Minh Cảnh, Bát Trạch
Minh Kính, Dương Trạch Tam Yếu – đại diện tiêu biểu của Tam Hợp là Dương Quân
Tùng.
Từ xưa đến nay
hai phái này trong lý luận, phương pháp thực hành đều khác nhau, điểm giống
nhau rất ít mà khác biệt thì rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề không phải là phái nào
sai phái nào đúng mà là nếu anh đã tin tưởng và đi theo tư vấn của một chuyên
gia theo trường phái nào thì tốt nhất người đó chỉ tập trung chuyên môn của 1
trường phái mà thôi. Đó gọi là được truyền thừa. Mỗi phái đều có điểm hay riêng
của riêng mỗi phái.
Do không được
truyền thừa mà chỉ đọc từ sách nên nhiều chuyên gia phong thủy hiện nay bị
“lậm” kiến thức hay còn gọi là overload thông tin, một căn bệnh của thời đại
công nghệ thông tin. Nếu như ngày xưa khi phong thủy chỉ được chân truyền theo
dòng phái, số thầy ngoài xã hội thiếu sách vở kiến thức để học hỏi thì ngày nay
chỉ cần lên Internet, ra hiệu sách là có đủ tất cả kiến thức trên đời nên hiện
nay có nhiều chuyên gia là do đọc sách nghiên cứu mà ra. Tuy nhiên thông tin
quá nhiều đã làm nhiễu loạn rất nhiều cho người đọc, bắt buộc họ phải có đủ bản
lĩnh hay chiêm nghiệm bản thân để lọc lựa ra những thông tin giá trị; bỏ hết
những thông tin sai lệch.
Do đọc quá nhiều
sách của nhiều trường phái khác nhau nên dẫn đến khi ứng dụng thực tế họ thường
vận dụng kiến thức của nhiều trường phái khác nhau để giải quyết vấn đề phong
thủy. Tuy nhiên như đã nói mỗi trường phái phong thủy cổ điển của Trung Hoa là
một nhánh hoàn toàn riêng biệt, có thể nó cùng xuất phát từ một gốc cây tuy
nhiên các trường phái riêng biệt đã hoàn toàn phân nhánh mà không có sự giao
thoa, pha trộn lẫn nhau. Sự pha trộn các trường phái riêng biệt, kiến thức đối chọi
lẫn nhau là hoàn toàn đi ngược lại với triết lý phát triển rẽ nhánh, phân tầng
mà nếu ai có đọc “The Origin of Species” của Charles Darwin sẽ thấm được khái
niệm này. Con vượn và con người xuất phát từ cùng một gốc tuy nhiên khi phát triển
đã hoàn toàn phân nhánh khác biệt; đến mức hầu như không còn 1 điểm nào chung nữa;
làm sao có thể xem con người hiện nay và con vượn, con khỉ hiện nay là giống nhau
được?
Xuất phát từ một
gốc là chữa bệnh cho người nhưng cách chữa của Đông Y và Tây Y hoàn toàn khác
nhau. Để chữa bệnh thì Tây Y dùng thuốc Tây, còn Đông Y thì châm cứu, điểm
huyệt, thuốc từ thảo mộc cây cỏ. Kết hợp các phương pháp hoàn toàn khác nhau sẽ
gây hại nhiều hơn có lợi, nói cách khác là gây “tẩu hỏa nhập ma” cho người áp
dụng.
Nói thẳng ra nếu
bạn bị bệnh ung thư thì ai nói gì cũng nghe, ai kêu gì cũng thử, uống tất tần
tật tất cả thuốc từ Âu sang Á để mong chữa bệnh; nhưng đó là do tâm lý nôn nóng
của người bệnh muốn mau hết bệnh. Còn nếu ông thầy thuốc mà cũng kết hợp, phần
uống thì dùng thuốc Tây Y, châm cứu Đông Y, ăn uống theo phương pháp gạo lứt
muối mè Ohsawa thì nói thật là nếu người bệnh mà khỏi bệnh thì ông cũng không
biết là phương pháp nào mới hiệu quả, phương pháp nào hiệu quả đối với bệnh nào…để
mà rút kinh nghiệm chứ đừng nói tới việc truyền kinh nghiệm lại cho học trò.
Ông chỉ có biết là khi áp dụng một mớ tất cả các phương pháp đó thì có lúc hiệu
quả, có lúc không hiệu quả. Và phương châm của ông là càng nhiều phương pháp
kết hợp càng hay vì phương pháp nào cũng có ưu và khuyết riêng, nếu dùng hết
thì mới hiệu quả nhiều!!!
Hiện nay cũng có
nhiều người nhầm lẫn, mở miệng ra nói phong thủy là nói “Thanh Long Bạch Hổ”.
Kiến thức tay long tay hổ là để luận xem 1 huyệt có kết tụ khí hay không do có
được núi bao bọc chắn gió và có thủy tụ không; xuất phát từ câu nói của Quách
Phác trong Táng Kinh là “Tàng phong tụ khí”. Nếu địa huyệt không có núi non bao
bọc thì khí sẽ bị tản mát, mà không tụ lại. Nếu khí đã không tụ thì tang mộ ở
đó cũng không được tụ khí thì không ích gì cho con cháu người đã khuất. Còn
hiện nay người ta hay nói là 1 căn nhà cũng cần có nhà bên tay trái bên phải
cao hơn, có Thanh Long Bạch Hổ bao bọc bảo vệ, trong khi họ không hiểu được khí
của dương cơ và khí của âm trạch khác nhau ra sao, điều kiện tụ khí khác nhau
như thế nào cứ nằng nặc đòi tuân theo nguyên tắc Thanh Long Bạch Hổ của địa lý
mồ mả. Không phải lúc nào nhà xây cũng đòi hỏi phải có hai nhà hai bên và phía
sau bảo vệ, phía trước trống thoáng.
Sự nhầm lẫn do
quá nhiều thông tin về phong thủy đang gây hại cho cả người mới học và người
ứng dụng thực hành vì không biết nên thế nào mới là phải.
Nguyen Thanh Phuong
Classic Feng Shui Master
Wu Chang Sect San Yuan Feng Shui
Central Academy of Feng Shui Singapore
Cell Phone: +84988996354
Email: phongthuytuongminh@gmail.com
Nguyen Thanh Phuong
Classic Feng Shui Master
Wu Chang Sect San Yuan Feng Shui
Central Academy of Feng Shui Singapore
Cell Phone: +84988996354
Email: phongthuytuongminh@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét